Tăng cường phòng dịch cho trang trại

Khi người viết tới tư vấn các nông trại thì thấy đa số các trại thành công thường “tự cứu mình trước khi trời cứu”. Những nông trại như thế nào thì sẽ thành công? Đó là những nông trại tránh được dịch bệnh, giảm được lượng kháng sinh sử dụng, và sản xuất ra thịt heo có chất lượng cao.

 

Phòng chống dịch bệnh, giải quyết những vấn đề phát sinh, phát huy tối đa năng lực di truyền, sản xuất thịt heo an toàn là một trong những biện pháp “An toàn sinh học” (Biosecurity).

 

Nếu xét theo nghĩa hẹp thì sinh học (bio) quan trọng nhất của trang trại là heo, còn security có nghĩa là “an toàn, không mắc bệnh, khỏe mạnh, lớn nhanh”. Hiện nay, để thay thế “vệ sinh phòng dịch” thì không có gì phù hợp bằng “an toàn sinh học”.

 

Tuy chúng ta thường nói “an toàn sinh học” nhưng việc thực hiện trên thực tế nhất là ở các trại chăn nuôi rất khó khăn. Hiện nay có một khẩu hiệu rất hay “từ trang trại tới bàn ăn” (Farm to table). Từ trang trại heo nuôi dưỡng khỏe mạnh không bị bệnh, qua các bước giết mổ chế biến vệ sinh tới tận bàn ăn người tiêu dùng. Nói rộng ra là an toàn sinh học trong trại heo.

 

Hãy lập ra các chiến lược nhằm tiến tới an toàn sinh học trong trại heo:

 

Những bí quyết của trang trại thành công

  1. Luôn suy nghĩ tích cực, sáng tạo
  2. Luôn tập thói quen nghĩ tới mục tiêu đã đề ra
  3. Dù trong thất bại vẫn giữ vững ý chí.

 

Những lý do nên thực hiện an toàn sinh học:

Thứ nhất, giảm các loại bệnh truyền nhiễm có thể lây sang người

Thứ hai, giảm phát sinh bệnh

Thứ ba, cải thiện năng suất nuôi dưỡng

Thứ tư, giảm tiền thuốc

Thứ năm, giảm số heo chết/ đào thải

Thứ sáu, tăng chất lượng thịt

Thứ bảy, cải thiện môi trường cho người và heo

 

Các nông trại phải thực hiện các bước nhằm thực hiện được ba mục đích của an toàn sinh học đúng với nông trại của mình. Nếu không thực hiện được ở nông trại mình cũng không nên từ bỏ mà nên hiểu thật rõ về an toàn sinh học.

 

  1. Mục đích thứ nhất của an toàn sinh học: ngăn chặn dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào

1.1 Vị trí nông trại: khu vực xung quanh 2 km không có trại heo khác, xa các lò giết mổ.

Nếu khu vực xung quanh có nhiều trang trại, phải liên kết lại để phòng dịch như là một trang trại.

 

1.2 Tạm ngừng nhập heo hậu bị, giảm đàn

Dù phòng dịch kỹ nhưng di chứng vẫn còn nên cần nhờ các chuyên gia đánh giá về mặt kinh tế.

Đặc biệt có hiệu quả với các trại nhiễm PRRS.

 

1.3 Cách ly heo hậu bị mới nhập, thuần dưỡng cho thích ứng với môi trường nuôi và thực hiện đồng đều miễn dịch, áp dụng trên 3 tháng

Nhập heo hậu bị ở các trại giống khoảng 150 ngày tuổi, 90kg

Hợp đồng với các trung tâm tinh an toàn: tinh heo âm tính với PRRS

 

1.4 Ngăn chặn người ngoài vào trại, dán thông báo ngoài trại, tắm rửa, mặc đồ phòng dịch, tăng cường vệ sinh

 

1.5 Hạn chế, ngăn chặn xe ra vào trại, khi vào trại phải sát trùng bằng vôi, cửa chính có thiết bị phun xịt.

Tăng cường quản lý với các xe có liên quan tới chăn nuôi heo như xe chở heo, phân, cám, thuốc, thiết bị, phòng dịch.

Các sản phẩm nhập từ bên ngoài phải sát trùng tại cổng ra vào, bảo quản trong một thời gian nhất định rồi mới sử dụng.

 

1.6 Thiết kế hàng rào xung quanh trại, lưới chống chim, ngăn động vật xâm nhập.

 

1.7 Quản lí

Người quản lý phải làm theo tuần tự từ trại có tiêu chuẩn vệ sinh cao (đẻ, mang thai, cai sữa) rồi tới trại có tiêu chuẩn thấp hơn (heo choai, heo thịt).

Hạn chế đi qua lại giữa các trại.

 

1.8 Cấm nuôi các động vật như chó, mèo, chim trong trại

 

1.9 Quản lý vệ sinh cám, sát trùng vi khuẩn nấm mốc trong cám

 

1.10 Cấm mua thịt heo từ bên ngoài sử dụng cho nhà ăn trong trại

 

2. Mục đích thứ hai của an toàn sinh học: ngăn chặn dịch bệnh từ bên trong trang trại

2.1 Áp dụng hệ thống “cùng vào, cùng ra”, phân chia các khu vực sinh sản/ nuôi thịt.

 

2.2 Định kì sát trùng trong và ngoài trại, đường đi, khu vực xử lí phân…

Nếu sát trùng bên trong trại không phù hợp sẽ phá bỏ sự cân bằng vi khuẩn trong trại.

 

2.3 Cách ly heo bệnh, thực hiện điều trị

 

2.4 Các chuồng trống thực hiện quá trình “vệ sinh-tiêu độc-làm khô- để trống chuồng”.

 

2.5 Trước khi vào chuồng nên đổi thêm một lần ủng, và cần có thiết bị sát trùng chân.

 

2.6 Quản lý vệ sinh kim tiêm, dụng cụ bấm răng, thiến heo, cắt đuôi, bấm tai.

Khi trại có bệnh truyền nhiễm cần thay một mũi một con.

 

2.7 Định kì tiêu diệt chuột và gián.

 

2.8  Xử lý vệ sinh heo chết và heo loại thải, đầu tư thiết bị tập trung và xử lí heo chết, sát trùng tiêu độc.

 

2.9 Đường trong khu vực nội bộ trại không cho xe nhiễm khuẩn vào trại.

 

2.10 Heo chờ đẻ cần vệ sinh sát trùng cơ thể trước khi chuyển chuồng.

 

3.Mục đích thứ ba của an toàn sinh học: tối thiểu hóa thiệt hại từ bệnh

3.1 Cần kiểm tra vệ sinh, kiểm tra huyết thanh, vi khuẩn gây bệnh, chất lượng nước, triệu chứng lâm sàng và mổ khám.

Cần tiến hành với chuyên gia bác sĩ thú y nhiều kinh nghiệm.

 

3.2 Lập các chương trình sử dụng thuốc.

Nái nuôi con à nhiễm bệnh truyền sang con (cảm nhiễm truyền dọc).

Heo di chuyển, ghép bầy, đổi cámà truyền cho nhau (cảm nhiễm truyền ngang)

 

3.3 Kiểm tra lượng cám ăn và nước uống vào, tìm ra nguyên nhân sụt giảm (do thiết bị, bệnh, người quản lý, chất lượng cám).

 

3.4 Kiểm tra tăng trưởng: so sánh trọng lượng heo theo từng giai đoạn phát triển, kiểm tra theo chương trình của công ty cám/ heo giống.

 

3.5 Kiểm tra các nguyên nhân có thể gây stress cho heo ở nông trại, ngăn chặn các vi khuẩn gây bệnh.

 

3.6 Để có môi trường nuôi dưỡng hoàn hảo nhất phải kiểm tra độ thông khí, chống nhiệt, giữ ấm cho trại.

 

3.7 Kiểm tra thiết bị chuồng trại, chống bị nái đè, đau chân, vết thương trên mình heo.

 

3.8 Kiểm tra chu chuyển đàn, kế hoạch phối/đẻ, thời gian nuôi và mật độ nuôi.

 

3.9 Lựa chọn các loại thuốc tăng cường hệ miễn dịch. Heo sơ sinh cần cho bú sữa đầu, vì sữa đầu là loại thuốc bổ tốt nhất.

 

3.10 Nhân viên trong trại phải yêu quý heo.

Nếu heo sợ nhân viên thì rất heo dễ bị mắc bệnh. Sự thay đổi người nuôi cũng có thể gây stress cho heo.

 

Biên dịch: Heo Team

Theo Pig & Pork